Quy Trình Đo Đạc Bản Đồ Địa Chính Chi Tiết Nhất

xác định mục tiêu đo đạc

Bạn đang thắc mắc không biết quy trình đo đạc bản đồ địa chính sẽ được diễn ra như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Các phương pháp tiến hành

Để có thể tạo lập được bản đồ địa chính cần rất nhiều sự đầu tư về kinh phí và công sức. Thực tế ngày nay đang có rất nhiều phương pháp được sử dụng để có thể đo đạc được bản đồ địa chính chi tiết, mỗi phương pháp sẽ yêu cầu một số điều kiện và kỹ thuật khác nhau. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất khi căn cứ vào địa hình, thiết bị máy móc và nguồn nhân lực hiện có

  • Đo vẽ trực tiếp tại thực địa
  • Sử dụng hình ảnh hàng không cùng với đó, chúng ta kết hợp đo vẽ trực tiếp tại thực địa
  • Biên vẽ và biên tập dựa trên nền bản đồ địa hình với các thông số tỷ lệ và việc đo vẽ bổ sung
xác định mục tiêu đo đạc

Quy trình đo đạc bản đồ địa chính chi tiết

Xác định mục tiêu và mục đích của việc đo đạc

Để có thể tiến hành đo đạc và hoàn thành với kết quả và tiến độ tốt nhất, đội ngũ nhân viên của dịch vụ đo đạc bản đồ trước hết phải xác định rõ nhiệm vụ và mục đích của việc đo đạc bản đồ địa chính. Cụ thể như: đo để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đo để tách ghép thửa đất, đo do có vấn đề tranh chấp,….

Ngoài ra, đo đạc địa chính còn được chia làm 4 loại với 4 nhiệm vụ khác nhau như:

  • Trích lục thửa đất địa chính: Đo đạc với từng lô, thửa đất riêng biệt tại những khu vực chưa có bản đồ địa chính, giúp chính quyền địa phương dễ dàng quản lý hơn
  • Chỉnh lý bản đồ địa chính: Được thực hiện khi ranh giới đất có sự thay đổi trên bản đồ hoặc khi mốc giới hoặc địa giới hành chính có sự thay đổi. 
  • Đo và vẽ bổ sung: Do đa số các xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa thực hiện đo và vẽ khép kín. 
  • Đo và vẽ lại bản đồ địa chính: Với lý do một số khu vực chưa có bản đồ địa chính. Hoặc cũng có trường hợp đã có bản đồ địa chính những có nhiều biến động.

Thu thập dữ liệu và tài liệu liên quan

Đầu tiên, đơn vị nhận nhiệm vụ đo đạc bản đồ địa chính phải yêu cầu chủ sở hữu cung cấp toàn bộ những loại giấy tờ pháp lý theo yêu cầu. Bên chủ sở hữu cũng phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ giấy tờ liên quan được yêu cầu để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp.

Một số giấy tờ cần kiểm tra như:

  • Căn cước công dân
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • …..

Xác định và đánh dấu ranh giới phân chia trên bản đồ

Tiến hành xác định và đánh dấu ranh giới  phân chia trên bản đồ với các dụng cụ như:

  • Đinh sắt
  • Cọc chất liệu bê tông
  • Vạch sơn
  • Cọc chất liệu gỗ

Đây là những dụng cụ tuy đơn sơ nhưng hỗ trợ rất tốt cho việc đo đạc được diễn ra nhanh hơn và chuẩn xác hơn. Sau khi đánh dấu thực địa, các điểm đánh dấu sẽ được sao y lại lên bản đồ, đây là thông tin quan trọng và cần độ chính xác cao để phục vụ cho công tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

phương pháp đo

Tiến hành đo đạc

Công việc đo đạc bản đồ địa chính ngày nay cũng dần trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, quá nhiều loại máy móc và thiết bị có thể hỗ trợ như: Thước đo, máy đo, máy toàn đạc điện tử,…

Đối chiếu với dữ liệu đã thu thập

Đây là một bước quan trọng trong quy trình đo đạc bản đồ địa chính khi nhằm mục đích xác minh tính xác thực và chính xác của số liệu. Nếu có sự sai lệch xảy ra ở bước này, đội ngũ sẽ tiến hành họp bàn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục sớm nhất

nguyên tắc đo vẽ bản đồ địa chính

Xác nhận chính chủ

Sau khi đã hoàn thành quá trình đo đạc, trích xuất xong các kết quả, đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành tập hợp toàn bộ hồ sơ kỹ thuật liên quan, sau đó xác nhận lại với chủ sở hữu và cuối cùng là nộp lại cho cơ quan chức năng có thẩm quyền

Hoàn thành các thủ tục và hồ sơ

Đây là bước cuối cùng khi thực hiện 1 quy trình đo đạc địa chính. Với mục tiêu để hạn chế các sai sót có thể xảy ra trước khi nộp hồ sơ thì chúng ta nên kiểm tra nhiều lần trước khi giao cho cơ quan có thẩm quyền

Một số nguyên tắc cần biết trong lúc đo đạc

Như đã nói ở trên thì trước khi tiến hành đo đạc, bạn phải tiến hành kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp của nhiều loại giấy tờ. Trong đó có 2 loại giấy tờ khá đặc biệt đó là bản mô tả ranh giới và mốc giới sử dụng đất. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp sau đây không cần thiết phải có 2 loại giấy tờ này trong quy trình đo đạc bản đồ địa chính:

  • Thửa đất đã có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới , mốc giới sử dụng mà chưa hề có bất kỳ thay đổi đáng kể nào
  • Thửa đất có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 , 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 
  • Thửa đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản.
quy trình đo đạc bản đồ địa chính