Tách Thửa Đất Là Gì? Lưu Ý Và Quy Định Về Tách Thửa Mới Nhất

trường hợp không được tách thửa

Chắc hẳn bạn đã nghe qua nhiều tin tức về tình trạng phân lô, tách nền, tách thửa đất để bán như hiện nay. Nhưng thật sự tách thửa đất là gì? Nó có vi phạm quy định pháp luật hay không và làm sao để tách thửa đúng với quy định pháp luật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý và quy định về tách thửa đất.

Tách thửa đất là gì?

Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng và sở hữu mảnh đất từ một người cho nhiều người khác. Theo các quy định hiện hành, việc tách thửa đất là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau theo quy định của pháp luật.

trường hợp không được tách thửa

Nói đơn giản hơn là từ một mảnh đất lớn cho một người sở hữu sẽ được tách ra thành nhiều mảnh nhỏ và chia cho nhiều người khác sở hữu nó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tách thửa đất như

  • Phân chia tài sản, di sản, thừa kế
  • Tách thửa khi có quyết định từ tòa án như vợ chồng ly hôn hay tranh chấp tài sản
  • Muốn tách thửa để bán cho nhiều người khác kiếm lời, vì không thể bán một mảnh đất lớn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng phân lô bán nền trái quy định như hiện nay. Vì không phải đất nào cũng có thể tách thửa và tự do buôn bán, chúng có quy định và điều kiện riêng, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Điều kiện để được tách thửa đất

Theo quy định, việc tách thửa đất phải đảm bảo một số điều kiện như sau:

  • Mảnh đất không bị tranh chấp, thế chấp cho ngân hàng, kê biên tài sản cho tòa án,…
  • Thời gian sử dụng đất còn hiệu lực
  • Mảnh đất không thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử – văn hóa đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt
  • Không nằm trong phần đất có thông báo thu hồi, quy hoạch theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan địa phương

tách thửa đất là gì

Về diện tích, kích thước thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích và kích thước tối thiểu:

  • Đất ở nông thôn: Tối thiểu là 50m2, cạnh tiếp giáp với đường giao thông có chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu 6,5m;
  • Đối với với các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp: Tối thiểu tại phường là 200m2, tại thị trấn là 250m2 và tại xã là 400m2.
  • Đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp: Tối thiểu tại đô thị là 500m2; riêng đất lúa nước là 250m2, tại nông thôn là 1.000m2; riêng đất lúa nước là 500m2.
  • Đất đô thị sẽ có quy định riêng theo từng thành phố, chẳng hạn như bạn có thể tham khảo các quy định ở TP. HCM như sau:
Khu vực Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách
Vùng 1: Quận 1 – 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú và Tân Bình 36m2 và chiều rộng mặt tiền tối thiểu 3 mét.
Vùng 2: Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, TP. Thủ Đức  50m2 và chiều rộng mặt tiền tối thiểu 4 mét.
Vùng 3: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè 80m2 và chiều rộng mặt tiền tối thiểu 5 mét.

Những trường hợp nào không được tách thửa đất?

Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều trường hợp không được tách thửa, nếu sai phạm bạn sẽ chịu nhiều trách nhiệm và vi phạm nhiều điều mà pháp luật quy định. Một số trường hợp không được tách thửa theo quy định của pháp luật

điều kiện tách thửa

  • Thửa đất không hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật quy định
  • Mảnh đất thuộc dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch của đại phương, dự án đầu giá quyền sử dụng đất đai theo quy định xây dựng nhà ở được Cơ quan Nhà nước 
  • Đất gắn với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước 
  • Đất gắn với nhà biệt thự do Nhà nước sở hữu đã bán hoặc tư nhân hóa nhưng vẫn thuộc thuộc danh mục bảo tồn
  • Đất thuộc khu vực có Thông báo thu hồi đất của Nhà nước hay còn gọi là đất chờ quy hoạch

Thủ tục tiến hành tách thửa đất

Đầu tiên bạn nên liên hệ cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để hỏi và trao đổi về tổng quan những điều kiện bạn có đã đủ để được tách thửa hay chưa, nếu được thì hãy tiến hành chuẩn bị thủ tục tách thửa đất như sau

thủ tục tách thửa đất

Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)
  • Đơn đề nghị tách thửa theo quy chuẩn của pháp luật
  • Giấy tờ cá nhân như căn cước hay hộ khẩu
  • Bản sao căn cước công dân mới, sổ hộ khẩu

Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nhóm cư dân sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng quản lý và đăng ký đất đai nếu có nhu cầu tách thửa.

Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và bạn sẽ nhận được “Phiếu tiếp nhận” để xác nhận

Giải quyết

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc như sau:

Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành liên hệ và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tách cho người được cấp

thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư

Vậy là bạn đã nắm rõ toàn bộ về tách thửa đất là gì cùng với những vấn đề liên quan như điều kiện tách thửa, những quy định, lưu ý và quy trình thực hiện thủ tục. Nếu bạn thuộc trường hợp tách thử để phân chia tài sản hay chia cho người trong gia đình thì khá đơn giản, nhưng việc muốn tách thửa để bán như phân lô bán nền thì thủ tục khá phức tạp

5/5 - (1 bình chọn)