Cách Tính Bậc Tam Cấp | Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Cách tính bậc tam cấp

Để xây dựng một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc nào đó trên một diện tích không bằng phẳng, người ta hay xây thêm những bật tam cấp (bậc thềm) từ hai bậc trở lên. Thường thì bậc tam cấp được xây trước lối vào lên xuống trong nhà hay ra sân. Vậy bậc tam cấp là gì? Vì sao lại gọi là bậc tam cấp? Và cách tính bậc tam cấp như thế nào? Hãy cùng Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tìm hiểu nhé!   

Bật tam cấp là gì?

Bậc tam cấp

Bậc tam cấp là phần nối liền giữa nhà và sân, đóng vai trò là giao thông đi lại trong nhà và ngoài sân. Hiện nay, bậc tam cấp được sử dụng trong nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn như là khách sạn, cơ quan nhà nước, và các công trình đền, chùa, và các công trình công cộng khác,…

Việc xây dựng, trang trí bậc tam cấp đúng cách không những mang lại vẻ đẹp sang tọng cho ngôi nhà mà còn tăng thêm vận khí tốt cho gia chủ.

Vì sao lại có tên gọi là bậc tam cấp?

Bậc tam cấp xuất hiện là do từ xa xưa ông cha ta thường sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để làm lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân, trong nhà nên mới có tên gọi là bậc tam cấp.

Tuy nhiên, có nhiều công trình kiến trúc, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 thì sẽ xây dựng số bậc là bội số của 3 và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, mà theo đó con người chính là một trong 3 yếu tố đó.

Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.

Cách tính bậc tam cấp cho nhà ở

Cách tính bậc tam cấp

  • Trường hợp 1:Để sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ như này), vì như vậy tam cấp bây giờ sẽ trở thành là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không được gọi và không phải là là tam cấp nữa).
  • Trường hợp 2: Để nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như thế thì tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).

Như vậy là chỉ có cách duy nhất giữ đủ 3 bậc tam cấp đó là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 phải thấp hơn nhà.

Hướng dẫn cách tính “sinh – lão – bệnh – tử” cho bậc tam cấp

– Nếu bạn áp dụng cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” vào trong “tam cấp” thì sẽ như nào? Có nhiều người khi đem cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng, bởi vì thực chất nếu bạn biết được nên đặt “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng.

– Nhiều người cho rằng là phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của bậc tam cấp, tiếp theo là có tam cấp 2 là “lão” và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; và nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử”, nhà là “sinh” theo cách tính tuần tự như trên.

– Tuy nhiên, cũng có nhiều người quan điểm, sân là nơi mà mọi người thường hay đi lại, phải đi qua sân thì mới vào được nhà, một nơi sống động tràn đầy sinh khí như vậy sao lại là “tử” được.

– Vì thế, chính xác sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, từ sân = bậc 1 = “sinh”, tiếp theo tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”,… theo cách tính này thì sân của mọi nhà đều mang bậc “sinh”.

5/5 - (1 bình chọn)