Cách tiết kiệm tiền lương khi thu nhập hạn chế | Mẹo nhỏ
Hiện nay nhiều bạn trẻ mới ra trường với khoản lương không cao, còn bấp bênh, đều có một câu hỏi mãi chưa trả lời được, đó là làm thế nào để chi tiêu cho thật hợp lý mà vẫn có dư. Có nhiều người họ lắc đầu vì đó là điều không thể, còn nhiều người cho rằng muốn chi tiêu hợp lý không khó, quan trọng là bạn phải biết hạn chế bản thân ở mức chi tiêu an toàn. Bài viết sau là chia sẻ cách tiết kiệm tiền lương của bạn Mỹ Hiệp sinh viên mới ra trường là nhân viên văn phòng với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Danh Mục Bài Viết
Cách tiết kiệm tiền lương bằng cách chia khoản chi tiêu
Nghe thì thấy có vẻ hẹp hòi, chi li từng tí nhưng thực sự bạn muốn tiết kiệm tiền thì bạn nên chia các khoản tiêu trong tháng của mình thật rõ ràng, rạch ròi và tỉ mỉ. Nếu lương của bạn “về túi” vào đầu tháng, các khoản chi tiêu cần được hoạch định rõ ràng từ lúc đó. Các khoản chi bao gồm: tiền nhà (nếu bạn ở nhà thuê), tiền ăn, tiền xăng, tiền tiêu vặt (họp mặt bạn bè, trà chanh chém gió, cưới hỏi, sinh nhật) và tiền mua các đồ dùng hằng ngày.
Với mức lương 5 triệu 1 tháng bạn Phương Linh đã chi tiêu như sau:
– Tiền nhà: 900.000 đồng (vì ở chung với 2 bạn nữa)
– Tiền điện, nước, wifi, đổ rác: 200.000 đồng
– Tiền xăng: 200.000 đồng (do đi lại gần)
– Tiền ăn: 1.000.000 đồng – 1.200.000 đồng (đây là tự nấu ăn ở nhà)
– Tiền mua vật dụng hàng ngày như dầu gội, dầu xả, kem đánh răng, bột giặt, nước xả: 200.000 đồng
– Tiền tiêu vặt: 500.000 đồng
– Số tiền còn dư lại: 2.000.000 đồng (có thể đây là khoản tiền tiết kiệm của bạn), phòng lúc ốm đau, bệnh tật.
Hướng dẫn :
cách tính chi phí xây nhà cấp 4 chuẩn nhất 2019
Ghi chép theo dõi chi tiêu
Quá trình chi tiêu tiền bạc trong 1 tháng bạn cần phải sắp xếp cho hợp lý và ghi chép theo dõi từng ngày. Bảng chi tiêu phía trên cần ghi rõ ngày, phía dưới chia làm 2 mục chính: mục đích chi tiêu và số tiền. Dưới mỗi phần ghi chú tiền bạn cần phải tính tổng số tiền đã chi để dễ dàng kiểm soát số dư của mình. Với những con số cụ thể sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính của mình để không tiêu vượt ngưỡng cho phép.
Nhật ký chi tiêu theo ngày và theo tháng sẽ được ghi chép lại từng mục cụ thể, rõ ràng sẽ giúp bạn quản lý được việc chi tiêu cá nhân.
Ngoài ra bạn cũng có thể quản lý tiền bạc như sau: Khi lương về, thay vì để tiền trong tài khoản bạn hãy rút toàn bộ số tiền sẽ tiêu trong tháng ra.
Số tiền này bạn chi nhỏ thành các khoản như đã tính toán ở trên. Mỗi ngăn ví, bạn cất số tiền tương ứng với các khoản tiền đã chi tiêu.
Khi cần tiêu cho việc gì bạn chỉ cần tìm đúng ngăn tiền theo mục đích đã phân từ trước. Điều này sẽ giúp bạn quản lý được số tiền dư theo đầu mục để cân đối chi tiêu cho hợp lý.
Không được vượt quá kế hoạch đã đề ra
Đây vừa là lời nhắc nhở vừa là mục tiêu phấn đấu của bản thân bạn. Việc thường xuyên ăn ngoài, tụ tập bạn bè đi chơi,… có thể làm thâm hụt các khoản tiền mà bạn đã tính toán và lên kế hoạch. Có khi số dư chi tiêu quá lớn bạn sẽ dùng đến khoản tiền đã tiết kiệm và điều này rất tối kỵ trong việc mua sắm chi tiêu.
Cụ thể là hoạch định thì tiền ăn của bạn chỉ được phép tiêu từ 1.000.000 đồng – 1.200.000 đồng, nếu tháng này bạn tiêu chưa hết số tiền đó thì phần dư sẽ được chuyển vào mục khác như tiền tiêu vặt hay tiền mua vật dụng hằng ngày. Còn ngược lại, số tiền chênh lệch cao hơn so với hoạch định, bạn chỉ còn cách cắt giảm chi tiêu ở mục kia để đắp vào mục đội giá.